Ngành Luật và Luật Kinh tế ở Đại học Mở Hà Nội có gì đặc biệt?
- Tổng số tín chỉ được đào tạo của 02 ngành này là 148 tín chỉ (chưa trừ miễn môn)
- Thời gian đào tạo: từ 2,4 – 3,6 năm tùy theo bằng cấp cao nhất mà học viên nộp khi tham gia xét tuyển
- Chương trình học tại ĐH Mở Hà Nội chú trọng phát triển kỹ năng nghề nghiệp, ngoài các môn cơ sở ngành, sinh viên còn được đào tạo các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, ra quyết định và kỹ năng lãnh đạo. Sinh viên được hỗ trợ thực tập tại các
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh và trải nghiệm qua các công việc thực tế.
- Hình thức đào tạo: Trực tuyến 100%, sinh viên không cần tới trường lớp và có thể linh hoạt việc học theo kế hoạch tuần
Trung tâm đào tạo từ xa Đại học Mở Hà Nội kết hợp với Trạm Trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế đối ngoại tuyển sinh ngành Kế toán – Hệ từ xa trực tuyến Khóa 18C năm 2022, khóa khai giảng ngày 04/12/2022, nhận hồ sơ bổ sung đến hết ngày 27/12/2022.
Ngành Luật là gì?
Ngành Luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật, điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Trong đó có các lĩnh vực chính như: thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý.
Đối với trình độ Đại học, ngành Luật thường được phân thành các chuyên ngành như: Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật kinh tế, Luật Đất đai,… . Theo học ngành Luật tùy vào mỗi chuyên ngành sinh viên sẽ được trang bị kiến thức khác nhau.
Khi theo học ngành Luật, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức luật tổng quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Kinh tế, Tài chính, Thương mại, ngành Luật còn cung cấp thêm kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học, bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân,…
Ngành Luật kinh tế là gì?
Luật kinh tế (Economic Law) là một ngành học kết hợp giữa luật học và các kiến thức tổng hợp từ kinh tế học, bao gồm: thương mại, kinh tế. Luật kinh tế là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và thừa nhận, với mục đích giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình kinh doanh, giao thương, cũng như đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh cả trong lẫn ngoài nước.
Sinh viên học ngành Luật kinh tế được cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh, bao gồm:
• Kiến thức chuyên môn về tranh tụng trong kinh doanh và giải quyết tranh chấp thông qua quá trình phân xử.
• Kỹ năng tổ chức công việc, tra cứu, cập nhật và phân loại văn bản quy phạm pháp luật.
• Cách thức nghiên cứu và xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp và sự quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Tuyển sinh ngành LUẬT và LUẬT KINH TẾ tại Đại học Mở Hà Nội như thế nào?
1. Đối tượng tuyển sinh:
- Cán bộ công chức, những người đang làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, lực lượng vũ trang, đã có bằng THPT trở lên ( TC, CĐ, ĐH…)
- Sinh viên đang học tại các trường Cao đẳng, Đại học
2. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển hồ sơ đầu vào
3. Thủ tục đăng ký xét tuyển:
Hồ sơ gồm:
– 02 Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Đại học Mở Hà Nội có dán ảnh đóng dấu giáp lai xác nhận của cơ quan đang công tác hoặc chính quyền địa phương (tải mẫu tại ĐÂY)
– 02 bằng tốt nghiệp cao nhất (bản sao công chứng)
– 02 ảnh 3*4 (có ghi rõ họ tên,ngày sinh sau ảnh)
– 02 bản sao công chứng CMTND hoặc thẻ căn cước công dân
Lệ phí xét tuyển: 100.000đ/hồ sơ/ngành học
Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng tuyển sinh Đại học Mở Hà Nội – số 41 Đặng Trần Côn, P. Quốc Tử Giám, Q. Đống Đa, Hà Nội