Vượt núi, qua đèo – “đưa chữ” lên non

Không quá khi gọi những thầy cô giáo vùng cao là những ” chiến sĩ cầm bút giữa thời bình” bởi nếu không yêu nghề, yêu trò thì khó trụ vững nơi khó khăn rừng núi đã khiến bao người phải chùn bước, sờn lòng…

1. Địa bàn Lai Châu còn rất khó khăn

Lai Châu là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, đời sống của đồng bào các dân tộc còn rất nhiều khó khăn. Toàn tỉnh có 7 huyện và 1 thành phố với 106 xã, phường, thị trấn (54 xã đặc biệt khó khăn). Dân số trên 47 vạn người, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm gần 85%, với 20 dân tộc cùng sinh sống. Tính đến nay, tỷ lệ hộ nghèo thiểu số toàn tỉnh chiếm 31,2%.

Có đến tận nơi vùng xa xôi của tỉnh Lai Châu mới cảm nhận hết được những khó khăn, vất vả của các thầy, cô giáo và học sinh vùng cao. Những câu chuyện của những người trong cuộc thật cảm động và cho thấy biết bao sự gian nan để đưa con chữ lên ngàn.

Thời tiết Lai Châu cũng thật đẹp. Sáng sớm vẫn là cái lạnh đặc trưng với những lớp sương trắng dày bao phủ khắp những ngọn núi, trưa đến nhiệt độ tăng dần lên và nắng ấm ngự trị, chiều buông cũng là lúc những đợt gió kéo theo hơi lạnh và sương mù tràn về, khi trời tối hẳn lại là khoảnh khắc của những lớp sương trắng bạc giăng khắp nơi cùng với cái lạnh rúm người… Thời tiết nơi đây đẹp và yên bình như chính con người nơi đây vậy.

Con đường đưa chữ lên non chưa bao giờ dễ dàng

2. Con đường đưa chữ lên non

Sau 10 tiếng đồng hồ xuất phát từ Hà Nội, tôi đã có mặt tại thành phố Lai Châu. Để đến được các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên huyện Tân Uyên, huyện Phong Thổ, Sìn Hồ còn gần 100 km đường đèo dốc với những khúc cua tay áo. Các thầy giáo cũng dặn “Mùa này sương mù nhiều sẽ khuất tầm nhìn, mặt đường trơn do mưa nên đi đường phải hết sức chú ý…”.

Mặc dù chặng đường đi giờ đây đã trải nhựa từ mấy năm trước, nhưng do thời gian và xe tải qua lại nên nhiều đoạn đã bị xuống cấp, đi lại không được thuận tiện. Do vậy, phải mất cả tiếng đồng hồ nghiêng ngả cùng những con dốc, đoạn đường đá với ổ trâu, ổ gà cùng những khúc cua phủ đầy sương mù kèm mưa phùn, tôi mới đến được trung tâm.

Đi ô-tô còn thấy vất vả và căng thẳng, huống chi trước đây phải đi bộ 3 ngày đường và giờ là xe máy thì sự vất vả đó phải nhân lên gấp nhiều lần với các thầy cô giáo. Vậy mà, với tình yêu nghề, yêu trẻ, các thầy cô giáo đã hy sinh niềm vui, hạnh phúc riêng để đưa chữ tới miền sương trắng và dốc núi cheo leo.

3. Học để thoát nghèo

Tận mắt chứng kiến cảnh khó khăn của các em học sinh địa phương nơi đây, hàng ngày phải đi bộ hàng chục cây số để đến trường, sách vở thiếu thốn, ăn uống không đủ nên trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế Đối ngoại với quyết tâm cao nhất, quyết vượt mọi khó khăn mang “con chữ” lên đây, với hy vọng trong tương lai sẽ giúp các em có nghề nghiệp, công ăn việc làm ổn định, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Những năm nay trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế Đối ngoại phối hợp với các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên các huyện Tân Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ để dạy nghề cho các em, và phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương để tìm việc làm cho các em sau khi ra trường. Nhà trường luôn mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh Lai Châu nói riêng và vùng Tây bắc nói chung.

==============================================

TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TUYỂN SINH LỚP DIGITAL MARKETING NGẮN HẠN

Chi tiết xem ngay TẠI ĐÂY 

☎ Liên hệ hotline: 0966.241.466
Facebook: HEUcollege
🏛 Địa chỉ nhận hồ sơ:
☑️Số 41 Đặng Trần Côn, Quận Đống Đa, TP Hà Nội
☑️Số 4 Vũ Ngọc Phan, P.13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *