Giáo dục trực tuyến: Một cuộc “đổi mới” chưa từng có về dạy học

Giáo dục trực tuyến “E – learning” hay còn gọi là học tập trực tuyến là phương thức học tập có sử dụng kết nối mạng để phục vụ cho việc học tập, lấy tài liệu học, trao đổi giao tiếp giữa người học và giảng viên.

Giáo dục trực tuyến đã không còn giới hạn là một hệ đào tạo như một số quan niệm trước đây mà đang dần trở thành một hệ sinh thái, là một điểm nhấn cho triết lí giáo dục mở tại Việt Nam.

Ngày 27/10, Hội thảo “Hệ sinh thái giáo dục trực tuyến – Mô hình, tổ chức và một số yếu tố đảm bảo chất lượng” do Trường Đại học Mở Hà Nội và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp tổ chức diễn ra tại Hà Nội.

XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

Trong đại dịch covid 19 lần đầu tiên Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội ở quy mô chưa từng gặp phải. Mặc dù các nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục và từng giáo viên đã hết sức nỗ lực nhưng chúng ta vẫn không thể đảm bảo việc giáo dục liên tục. Trong hoàn cảnh đó, sự quyết tâm của các cấp, sự nỗ lực của từng nhà giáo và sự ủng hộ của người dân đã giúp chúng ta có một cuộc “đổi mới” chưa từng có về dạy học: Mọi cấp, mọi địa bàn đã khẩn trương triển khai dạy học trực tuyến.

Theo Thứ trưởng bộ GD&ĐT, trong hình thái dạy và học mới của dạy học trực tuyến, công nghệ đã góp phần nâng cao tính linh hoạt của việc học và đảm bảo duy trì hoạt động giáo dục, góp phần cho việc thực hiện kế hoạch năm học trong khung thời gian cho phép.

Tuy vậy, hoạt động dạy học trực tuyến vừa qua cũng đã cho chúng ta thấy một số khiếm khuyết của giáo dục trực tuyến ở Việt Nam. Cả người học và người dạy còn thiếu các điều kiện tối thiểu để đảm bảo cho hoạt động dạy học trực tuyến. Chúng ta chưa có được hạ tầng mạng đến khắp các địa bàn, người học cũng như người dạy chưa có đủ phương tiện kỹ thuật cũng như các học liệu cần thiết để tiến hành dạy và học trực tuyến.

Hệ thống quản lý chưa theo kịp sự phát triển của thời đại, công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát chưa phù hợp với phương thức dạy học mới. Quản lý tiến độ học tập chưa được thực hiện phù hợp, cách quản lý vẫn mang nặng tính chất của quản lý dạy học trực tiếp.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN

TS. Trương Tiến Tùng – Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội, một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ trong dạy học trực tuyến cũng khẳng định: “Dạy truyền thống tập trung đã được thay thế cho phân tán với ứng dụng Công nghệ thông tin một cách triệt để.

Người học từ tiếp cận thuyết giảng thì nay việc học cũng thay đổi sang tự học theo định hướng của người dạy với tài nguyên số ngày một tăng. Người dạy cũng phải thay đổi từ thuyết giảng giáp mặt sang cung cấp các nội dung số cho người học và hướng dẫn họ tìm kiếm tài nguyên số phục vụ cho quá trình học tập”. Mỗi thành phần trong môi trường giáo dục trực tuyến đều tương tác và mang lại lợi ích tối đa cho người học; hơn nữa, họ được sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu và mục đích của mình”.

TS. Trương Tiến Hùng – Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội phát biểu

Trình bày báo cáo tham luận “Hệ sinh thái giáo dục trực tuyến và yêu cầu đảm bảo chất lượng”, TS. Trần Thị Lan Thu – Đại học Mở Hà Nội đề xuất: Trong bối cảnh thế giới đang phát triển, giáo dục cần có những cách tiếp cận đổi mới để đáp ứng những yêu cầu và thách thức phức tạp, xây dựng xã hội học tập và mô hình “cá nhân hoá”, “lấy người học làm trung tâm” là những giải pháp đóng vai trò quan trọng.

Hệ sinh thái giáo dục trực tuyến được phát triển, vận hành có chất lượng sẽ đặt ứng dụng giáo dục cá nhân hóa, tạo môi trường thuận lợi nhất để mỗi cá nhân phát triển, xu thế giáo dục mở, hoàn thiện và phát triển, xu thế giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

Theo: dantri.com.vn

 

TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI HỢP TÁC VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI MỞ CÁC LỚP ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN E – LEARNING! 

THÔNG TIN CHI TIẾT THAM KHẢO THÊM TẠI: http://cnktdn.edu.vn/category/hop-tac-dao-tao/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *