“BÌNH THƯỜNG MỚI” Thời cơ “Vàng” ngành hướng dẫn du lịch

Du lịch Việt đã chính thức chuyển mình sang giai đoạn mới, phục hồi và phát triển hậu COVID-19, với nguồn nhân lực sụt giảm tới hơn 70% do tác động từ đại dịch. Đây thực sự là thách thức lớn và là vấn đề cấp bách của toàn ngành hiện nay.

1. Khủng hoảng nhân lực trầm trọng

Bình thường mới hậu covid-19, ngành du lịch Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu hụt nhân lực để tái thiết. Du lịch là một trong những ngành nghề bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch, song song với tình trạng đó du lịch Việt Nam trong nước đã nỗ lực thích ứng, chuyển đổi và khôi phục hoạt động trong tình hình mới.

Thực tế này khiến người lao động phải chuyển nghề vì mưu sinh, dẫn đến thất thoát nhân lực đối với lĩnh vực du lịch và đây thực sự là một hiện tượng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử ngành kinh tế không khói.

2. “Trong Nguy có Cơ” đối với Du lịch

Các chuyên gia đánh giá Du lịch Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức:

  • Nhiều lao động ngành du lịch đã chuyển nghề khác trong đại dịch thì đã ổn địch công việc, và không quay lại ngành Du lịch nữa, dẫn đến thiếu lượng lớn lao động sau dịch covid.
  • Không chỉ thiếu về lượng, nguồn nhân lực tại nhiều địa phương trong vùng cũng chưa đáp ứng yêu cầu về chất. Thống kê từ Hiệp hội du lịch Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, thời điểm trước khi ảnh hưởng dịch COVID-19, năm 2018, toàn vùng có khoảng 85% lao động du lịch chưa qua đào tạo.

Tuy nhiên đi kèm theo là không ít thuận lợi, thời cơ:

  • Nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở, doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, lưu trú, dịch vụ ẩm thực tại các địa phương trọng điểm đều đang tăng cao trong giai đoạn hậu COVID-19.
  • Việt Nam và các quốc gia ASEAN đã có những biện pháp và thỏa thuận tích cực khuyến khích tự do di chuyển lao động có tay nghề, do đó lao động nghề du lịch chất lượng cao của Việt Nam có thể di chuyển và tham gia thị trường lao động nghề du lịch của các nước khác trong khu vực…
  • Bên cạnh những thuận lợi ngành Du lịch còn không ít khó khăn, thách thức

3. Nhiều phải pháp căn cơ phục hồi Du lịch được đề ra

  • Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích, kêu gọi người lao động du lịch đã có kinh nghiệm quay trở lại làm việc,…
  • Về lâu dài, cần đẩy mạnh đào tạo, huấn luyện, khuyến kích học sinh, sinh viên học ngành Du lịch.

Việt Nam thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững. Theo chiến lược Phát triển du lịch, tổng thu từ khách du lịch đạt từ 3.100- 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương 130-135 tỷ  USD), đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 15-17% tạo ra 8,5 triệu việc làm cho lao động trong nước.

Đón đầu xu hướng đó HEU – Trường Trung cấp Công nghệ và kinh tế đối ngoại đã xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành Hướng dẫn du lịch nhằm cung cấp nhân lực chất lượng cho các doanh nghiệp. Với 20 năm thành lập và phát triển, gần 8000 học sinh tốt nghiệp ra trường, HEU tự tin với kinh nghiệm và uy tín trong đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp.

=====================================================

TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TỰ HÀO TIÊN PHONG TRONG HỆ ĐÀO TẠO SONG BẰNG (BẰNG THPT VÀ BẰNG TRUNG CẤP CHÍNH QUY) DÀNH CHO HỌC SINH TỐT NGHIỆP THCS.

  • KHÔNG THI TUYỂN ĐẦU VÀO
  • HỌC SINH ĐƯỢC TRỢ CẤP PHÍ HỌC NGHỀ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY TẠI ĐÂY

– Địa chỉ: 41 Đặng Trần Côn, P. Quốc Tử Giám, Q. Đống Đa, Hà Nội

– Tổng đài tuyển sinh: 0969 249 588/ 0966 241 466

– Facebook: www.facebook.com/heucollege

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.