Đại học nào đào tạo Hệ từ xa ngành CNTT tốt nhất ?

chon nge

TOP 3 Trường Đào Tạo Ngành Công Nghệ Thông Tin Hàng Đầu Tại Hà Nội hệ từ xa

Hiện nay, Ngành công nghệ thông tin càng ngày càng được các bạn học sinh và phụ huynh lựa chọn nhiều hơn. Tuy nhiên việc tìm kiếm ngôi trường phù hợp với bản thân lại không dễ dàng chút nào. Ở bài viết này, Ban truyền thông HEU sẽ giúp các bạn học sinh phân tích, chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của TOP 3 trường đại học đào tạo ngành công nghệ thông tin hàng đầu tại thủ đô Hà Nội.

Top 3 – Đại học mở Hou

Tại Trường Đại học Mở Hà Nội, ngành Công nghệ Thông tin là ngành học được nhiều học sinh và phụ huynh lựa chọn với các thông tin cụ thể về Ngành như sau:

1. Thời gian đào tạo: 4 năm (khối lượng 150 tín chỉ)

2. Học phí: 378,000 đồng/1 tín chỉ (mức của năm học 2021-2022)

3. Hình thức đào tạo: Tín chỉ (tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người học), sinh viên có thể lựa chọn thời gian học, giảng viên, tiến độ, chuyên ngành phù hợp với năng lực và nguyện vọng.

4. Bằng cấp: Kỹ sư Công nghệ thông tin

5. Mục tiêu đào tạo:

– Ngành Công nghệ thông tin đào tạo tạo các kỹ sư CNTT có trình độ vững vàng, kỹ năng thực hành chuyên sâu để nghiên cứu, xây dựng và phát triển ứng dụng CNTT, đáp ứng nhu cầu phát  triển  kinh tế – xã hội trong nước và hội nhập quốc tế.

– Sinh viên học ngành CNTT được trang bị những kiến thức chung về khoa học tự nhiên như toán học cao cấp, đại số tuyến tính và phương pháp tính toán khoa học… và những kiến thức cơ bản về ngành công nghệ thông tin như toán học rời rạc, tin học đại cương, kỹ thuật điện tử số, kiến trúc máy tính, nguyên lý của các hệ điều hành, mạng máy tính, phương pháp lập trình cho máy tính, phương pháp tổ chức và khai thác xử lý dữ liệu trên máy tính phục vụ cho tính toán và lưu trữ…

– Đặc biệt, sinh viên ngành CNTT được trang bị những kiến thức chuyên ngành chuyên sâu theo các hướng như công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng và bảo mật hệ thống, công nghệ đa phương tiện; đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng tốt các vị trí công việc trong thực tiễn, có khả năng chuyên môn hóa cao và năng lực thích ứng với sự phát triển của công nghệ tốt.

6. Các chuyên ngành: Ngành Công nghệ thông tin có 4 chuyên ngành:

– Công nghệ đa phương tiện

– Công nghệ phần mềm

– Hệ thống thông tin

– Mạng và an toàn hệ thống

Top 2 – Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM

Sinh viên của trường luôn được trang bị những kiến thức cơ bản nhất, được rèn luyện khả năng tư duy, phân tích dựa trên một chương trình học bài bản, chuyên sâu. Do đó khả năng tự phân tích và giải quyết vấn đề là điểm nổi bật nhất của sinh viên HCMUS.

Đội ngũ giảng huấn của Khoa CNTT bao gồm các giáo sư, giảng viên chính, giảng viên, trợ giảng cùng với nhiều công tác viên bên ngoài từ những viện nghiên cứu, giới công nghiệp, các trường đại học khác trong và ngoài nước. Tổng số thành viên của đội ngũ giảng huấn và nhân viên phục vụ hiện đang tham gia vào hoạt động giảng dạy có 128 người (số này không tính các giảng viên đang tu nghiệp tại nước ngoài).

Dựa trên cơ sở sứ mệnh của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khoa Công nghệ thông tin (CNTT) xác định sứ mệnh của Khoa trong lĩnh vực Công nghệ thông tin như sau:

  • – Đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.
  • – Tạo ra những sản phẩm tinh hoa trong lĩnh vực CNTT, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong nước và phù hợp với xu thế phát triển quốc tế.

Top 1 – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Chuyên ngành Công nghệ phần mềm

– Thu thập, phân tích tìm hiểu và tổng hợp các yêu cầu từ đối tượng sử dụng sản phẩm phần mềm để phục vụ công tác thiết kế.

– Thiết kế, triển khai thực hiện và quản lý các dự án phần mềm có qui mô vừa  và nhỏ, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế.

– Các kỹ năng về đánh giá chi phí, đảm bảo chất lượng của phần mềm.

– Các kỹ năng về kiểm thử, bảo trì và xây dựng tài liệu kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống hiệu quả và dễ dùng.

– Áp dụng tri thức Khoa học máy tính, quản lý dự án để nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo và hiệu quả những vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng và phát triển phần mềm máy tính.

Chuyên ngành Kỹ thuật máy tính

– Thiết kế, xây dựng, cài đặt và bảo trì cả phần cứng và phần mềm (tập trung vào các phần mềm cho các thiết bị điện tử số) của các hệ thống điện tử số bao gồm các hệ thống truyền thông, máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính.

– Thiết kế, xây dựng và ứng dụng các hệ thống nhúng.

– Có các kỹ năng khác phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp.

Chuyên ngành Hệ thống thông tin

– Nắm vững vai trò hệ thống thông tin trong các tổ chức. Hiểu được vai trò các thành phần của hệ thống thông tin bao gồm con người, quy trình, phần cứng, phần mềm, và dữ liệu.

– Vận dụng các khái niệm về hệ thống để đánh giá, giải quyết các vấn đề xuất hiện trong hệ thống thông tin.

– Phân tích và mô hình hóa quá trình và dữ liệu trong các tổ chức, khả năng xác định và cụ thể hóa các giải pháp kỹ thuật, khả năng quản trị dự án, khả năng tích hợp hệ thống.

– Các kỹ thuật thu thập, biến đổi, truyền, và lưu trữ dữ liệu và thông tin.

Chuyên ngành Khoa học máy tính

– Nắm vững và vận dụng tốt các nguyên lý, khái niệm, lý thuyết liên quan tới khoa học máy tính và ứng dụng phần mềm.

– Xác định và phân tích yêu cầu đối với các vấn đề cụ thể, lên kế hoạch và tìm giải pháp cho vấn đề.

– Đánh giá và thử nghiệm giải pháp.

– Có khả năng vận dụng các công cụ trong việc đặc tả, phân tích, xây dựng, triển khai, bảo trì các hệ thống dựa trên máy tính.

Chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông

– Nghiên cứu, tìm hiểu áp dụng kiến thức trong lĩnh vực mạng và truyền thông máy tính.

– Phân tích, thiết kế, cài đặt, bảo trì cũng như quản lý và khai thác các hệ thống mạng truyền thông máy tính.

– Sử dụng các công cụ phục vụ việc thiết kế, đánh giá hoạt động hệ thống mạng máy tính.

2/ Chương trình đào tạo?

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin phụ thuộc vào từng chuyên ngành cụ thể như đã nêu ở trên. Nhưng nói chung sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản như sau:

Kiến thức giáo dục đại cương: trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa học tự nhiên; chú trọng vào Toán học là nền tảng tiền đề cho ngành đào tạo.

Kiến thức cơ sở ngành: trang bị cho sinh viên những kiến thức về Toán chuyên ngành công nghệ thông tin, Lập trình máy tính, Hệ thống máy tính, Các ứng dụng quan trọng của công nghệ thông tin.

Kiến thức chuyên ngành: Trong năm học cuối, sinh viên sẽ lựa chọn chuyên sâu hướng học tập và nghiên cứu về Hệ thống thông tin, Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Mạng máy tính và truyền thông, An toàn thông tin mạng. Phần kiến thức chuyên ngành sẽ trang bị cho sinh viên: kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.

Sinh viên ngành Công nghệ thông tin sẽ học các bộ môn liên quan đến máy tính

3/ Tiềm năng nghề nghiệp?

Trong thời gian đào tạo, ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên môn và năng lực ngoại ngữ (Tiếng Anh) sinh viên còn được rèn luyện để có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, có tư duy hệ thống và tư duy phân tích, có khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và khả năng làm việc nhóm, hội nhập được trong môi trường quốc tế. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể:

– Đảm nhận tốt các vị trí là cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin;

– Trở thành các lập trình viên, các nhà quản trị hệ thống, quản trị bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong bất kỳ doanh nghiệp nào;

– Làm việc trong các dự án với vai trò là người quản trị dự án về công nghệ thông tin;

– Trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về công nghệ thông tin tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Cơ sở đào tạo;

– Tiếp tục học tiếp lên trình độ Sau đại học ở trong nước và nước ngoài.

Các vị trí làm việc cụ thể:

– Kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT;

– Kỹ sư vận hành, quản lý, giám sát; phân tích và phát triển các ứng dụng CNTT;

– Kỹ sư chuyên khai thác dữ liệu và thông tin ứng dụng trong vấn đề phân tích định lượng, nâng cao hiệu suất kinh doanh và ra quyết định;

– Kỹ sư xây dựng, phát triển các ứng dụng về lĩnh vực truyền thông xã hội và công nghệ Web – đây là một trong những lĩnh vực nóng của CNTT;

Nơi làm việc:

– Cơ quan nhà nước về công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử, thương mại điện tử, …

– Các viện, trung tâm về công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, điện tử – tin học – tự động hóa, thông tin và truyền thông, …

– Các tập đoàn, tổng công ty, công ty về bưu chính, viễn thông, truyền thông, điện toán và truyền số liệu, thông tin điên tử, …

– Các phòng chức năng về công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông, quản lý công nghệ, khoa học công nghệ, hệ thống quản trị, an ninh mạng … tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp.

Bạn có thể làm việc ở những công ty trong nước và nước ngoài

Nhu cầu nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, trong lĩnh vực công nghệ thông tin ngày càng cấp thiết. Tuy nhiên, Lĩnh vực này đòi hỏi sự sáng tạo, tư duy, công sức và chịu nhiều áp lực, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về ngành Công nghệ thông tin, mong rằng thông qua bài viết ngắn này, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã giúp bạn có thêm cơ sở để đưa ra quyết định về việc chọn ngành, chọn trường.


Trường Trung Cấp Công Nghệ Và Kinh Tế Đối Ngoại: 
CS1: Số 41 Đặng Trần Côn, Quận Đống Đa, TP Hà Nội
CS2: Số 2 ngõ 786 Kim Giang,Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội

Thời gian làm việc
Thứ 2 – Thứ 7: 8h00 đến 12h00, 13h00 đến 17h00

HOTLINE : 0246 681 5422 / 0969 249 588 / 0969241466

Email: tuyensinh@cnktdn.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *