Đại học muốn nâng chất lượng nhưng đầu tư thấp

sv hoc dai hoc

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, khó khăn lớn nhất hiện nay của thúc đẩy chất lượng và quy mô giáo dục Đại học là sự hạn hẹp về nguồn lực tài chính, từ đó ảnh hưởng tới các yếu tố về con người, hạ tầng cơ sở vật chất.

Tại tọa đàm “Giáo dục đại học: Thách thức và cơ hội” diễn ra hôm qua (18.10), các khách mời đều chia sẻ sự khó khăn của hệ thống giáo dục đại học trước tình thế loay hoay giữa yêu cầu nâng cao chất lượng và nguồn lực đầu tư quá ít ỏi.

Đại học không còn hấp dẫn ?

Tại tọa đàm, ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, lý giải về việc tại sao tỷ lệ người theo học đại học (ĐH) ở VN so với người trong độ tuổi từ 18 – 23 rất thấp so với khu vực và thế giới. Dù số cơ sở ĐH khá nhiều (232 trường, chưa kể các trường công an, quân đội), nhưng tính quy mô toàn quốc thì trung bình mỗi trường chỉ có khoảng 6.000 – 7.000 sinh viên (SV). Tỷ lệ đào tạo sau ĐH (thạc sĩ, tiến sĩ) còn thấp hơn rất nhiều.

Có 3 yếu tố dẫn đến nguyên nhân này. Trước hết, do trình độ phát triển của nền kinh tế – xã hội mà nhu cầu của thị trường lao động đối với nguồn nhân lực trình độ từ ĐH trở lên chưa cao như các nước khác. Thứ hai, do năng lực đào tạo hạn chế của hệ thống. Đồng thời, do chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) chưa đồng đều, nhiều trường gặp vấn đề về chất lượng, nên chưa tạo được sự tin tưởng của người học. Thứ ba là do người học phải cân nhắc lợi ích giữa chi phí với lợi ích đạt được, nếu người học chưa tin tưởng chất lượng thì số lượng đào tạo không thể tăng được.

Theo GS Đặng Ứng Vận, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng khoa học Văn phòng Chính phủ, thực tế tỷ lệ SV/1 vạn dân của ta hiện nay thể hiện rất rõ cân bằng giữa cung và cầu. Sức hấp dẫn của GDĐH đối với thế hệ trẻ giảm sút. Trước đây, ĐH là một lực hấp dẫn, được vào ĐH là một vinh hạnh rất lớn. Nhưng khi chúng ta mở rộng quy mô, thậm chí mở rộng quá mức, khiến cho người học học như thế nào cũng đỗ được ĐH, điều này làm giảm động lực học tập của các em. ĐH kém hấp dẫn còn do mức lương sau khi ra trường của người tốt nghiệp ĐH quá thấp. Điều quan trọng, sức tiêu thụ các sản phẩm GDĐH của nền kinh tế VN hiện nay không cao. Hiện nay chúng ta vẫn tăng trưởng dựa trên lao động giá rẻ, nhờ các ngành công nghiệp phụ thuộc như gia công, lắp ráp. Các doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và vừa, nên nhu cầu lao động vừa đa dạng, vừa dễ bão hòa.

Đại học muốn nâng chất lượng nhưng đầu tư quá thấp - ảnh 1
Tỷ lệ chi cho GDĐH của VN trên GDP là 0,78%, thấp hơn nhiều so với con số của các nước trong khu vực và thế giới

“Theo tôi, chúng ta chỉ cần điều chỉnh tốt cân bằng cung – cầu. Vì nếu tiếp tục mở thêm trường ĐH để tăng tỷ lệ SV/1 vạn dân lên thì vẫn sẽ xảy ra thách thức như hiện nay, đồng thời gây khó cho các trường khi tuyển sinh. Chúng ta chỉ cần có biện pháp để tăng sức hấp dẫn của các sản phẩm đào tạo, của các trường ĐH thì tự khắc mức cân bằng sẽ chuyển dịch sang mức cầu cao hơn”, GS Vận đề xuất.

Tuy nhiên, ông Hoàng Minh Sơn không tán thành với đề xuất trên. Theo ông Sơn, trong bối cảnh toàn cầu hóa, phát triển khoa học công nghệ mạnh mẽ, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, sự biến động không đoán định được, GDĐH phải nắm được yêu cầu của thế giới, của công nghệ, không chỉ phát triển về chất lượng mà còn là quy mô. Nếu nhìn một chiều sẽ chỉ thấy nhu cầu thị trường lao động, nhưng lại bỏ qua mối quan hệ biện chứng giữa chất lượng/quy mô nguồn nhân lực với nhà đầu tư. Phải có nguồn nhân lực chất lượng và có quy mô lớn thì các nhà đầu tư mới vào.

Chi cho GD Đại học chỉ 12.000 tỉ đồng/năm

Cũng trong tọa đàm, ông Hoàng Minh Sơn chia sẻ khó khăn lớn nhất hiện nay của thúc đẩy chất lượng và quy mô GDĐH là sự hạn hẹp về nguồn lực tài chính, từ đó ảnh hưởng tới các yếu tố về con người, hạ tầng cơ sở vật chất.

“Theo con số chính thức của Bộ Tài chính, năm 2020 kế hoạch ngân sách chi cho GDĐH chưa đến 17.000 tỉ đồng, nhưng con số thực chi chưa được 12.000 tỉ đồng. Nếu tính theo con số thực chi thì tỷ lệ chi cho GDĐH trên GDP là 0,78%, thấp hơn nhiều so với con số của các nước trong khu vực và thế giới”, ông Sơn nói.


Trường Trung cấp Công nghệ Và Kinh tế Đối ngoại: 
CS1: Số 41 Đặng Trần Côn, Quận Đống Đa, TP Hà Nội
CS2: Số 2 ngõ 786 Kim Giang,Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội

Thời gian làm việc
Thứ 2 – Thứ 7: 8h00 đến 12h00, 13h00 đến 17h00

HOTLINE : 0246 681 5422 / 0969 249 588 / 0969241466

Email: tuyensinh@cnktdn.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *