“Thừa thầy thiếu thợ” và chuyện chọn nghề

Những năm gần đây, thực trạng “Thừa thầy thiếu thợ” nổi lên ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực và diễn ra ngày càng nghiêm trọng, đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về câu chuyện chọn trường, chọn nghề.

  1. Khái niệm Thầy- Thợ và “Thừa thầy thiếu thợ”

Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khái niệm thầy và thợ khác nhau, tuy nhiên hiểu đơn giản hóa Thầy về mặt nguồn gốc để chỉ những người có trình độ chuyên môn hơn người thường làm công tác dạy học truyền đạt kiến thức trong một hoặc nhiều lĩnh vực.

Người thợ là người thường sử dụng sức lao động để trực tiếp tạo ra các sản phẩm vật chất mang tính ứng dụng cho thực tiễn cuộc sống hàng ngày.

Theo quan niệm thông thường của người Việt Nam, thợ là những người làm những công việc đòi hỏi thực hành, lao động trực tiếp nhiều hơn, còn thầy là những người kiếm sống bằng những nghề thiên về lý thuyết, trí óc nhiều hơn. Mặc dù quan niệm này không phải lúc nào cũng hợp lý, nhưng nó đã góp phần phản ánh một hiện tượng có thật của xã hội đó là nhiều ngành nghề lực “Thầy đông hơn thợ”.

 

2. Thực trạng “Thừa thầy thiếu thợ” hiện nay

Theo Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia (NCIF), trong giai đoạn 2011-2020, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đã có sự cải thiện tương đối tốt.

  • Tỷ lệ người lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo liên tục tăng lên qua các năm, từ 15,4% vào năm 2011 đã tăng lên 22,8% vào năm 2019. Nguồn nhân lực trẻ và dồi dào, tốc độ tăng lao động chất lượng cao tương đối nhanh.
  • Tuy nhiên, quy mô nguồn lao động chất lượng cao vẫn còn nhỏ bé so với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Năm 2019, trong tổng số 55,77 triệu người trong lực lượng lao động của cả nước, chỉ có khoảng 12,7 triệu lao động chất lượng cao, chiếm 22,8% lực lượng lao động. Trong khi nhiều quốc gia trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, tỷ lệ này của họ đã đạt trên 50%.
  • Theo NCIF, có sự bất hợp lý trong cơ cấu trình độ của lực lượng lao động. Lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên chiếm quá nửa số lao động chất lượng cao (63,1%), và riêng đại học trở lên là 46,5%, trong khi trình độ trung cấp nghề chỉ khoảng 20,6%.

Có thể nói, Việt Nam đang thiếu trầm trọng đội ngũ lao động chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao đẳng và trung cấp. Hay nói cách khác, đang thừa một lượng lớn lao động trình độ cao (từ đại học trở lên). Điều này phản ánh mức độ trầm trọng của thực trạng “thừa thầy thiếu thợ “và sự mất cân đối về cơ cấu lao động qua đào tạo giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học hiện nay.

3. Một số giải pháp căn cơ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

  • Thay đổi tư duy, nhận thức trọng bằng cấp của phụ huynh và học sinh, hướng nghiệp học nghề hay học văn hóa phù hợp với năng lực mỗi học sinh.
  • Đẩy mạnh phân luồng học sinh ngay từ bậc học THCS.
  • Nâng cao chất lượng học nghề, dạy nghề
  • Các cơ quan quản lý hoàn thiện hơn nữa thể chế, cơ chế để khuyến khích mở các trường về, học sinh học nghề

=====================================================

TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TỰ HÀO TIÊN PHONG TRONG HỆ ĐÀO TẠO SONG BẰNG (BẰNG THPT VÀ BẰNG TRUNG CẤP CHÍNH QUY) DÀNH CHO HỌC SINH TỐT NGHIỆP THCS.

  • KHÔNG THI TUYỂN ĐẦU VÀO
  • HỌC SINH ĐƯỢC TRỢ CẤP PHÍ HỌC NGHỀ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY TẠI ĐÂY

– Địa chỉ: 41 Đặng Trần Côn, P. Quốc Tử Giám, Q. Đống Đa, Hà Nội

– Tổng đài tuyển sinh: 0969 249 588/ 0966 241 466

– Facebook: www.facebook.com/heucollege

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *