“Thừa thầy, thiếu thợ” biết rồi nói mãi

Thị trường lao động  Việt Nam đang rơi vào tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” và sự mất cân đối về cơ cấu lao động qua đào tạo giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học hiện nay. Đây là thực trạng diễn ra dai dẳng nhiều năm nay mà chưa thể có lời giải thỏa đáng

1. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ đã diễn ra từ lâu

Theo Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia (NCIF) có sự bất hợp lý trong cơ cấu trình độ của lực lượng lao động. Lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên chiếm quá nửa số lao động chất lượng cao (63,1%), và riêng đại học trở lên là 46,5%, trong khi trình độ trung cấp nghề chỉ khoảng 20,6%.

Hay hiểu đơn giản, đó là thì trường lao động Việt Nam đang thiếu trầm trọng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thợ lành nghề có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề thừa hẳn lượng lớn lao động có trình độ đại học trở lên, phản ánh tình trạng mất cân bằng về cơ cấu giáo dục giữa giáo dục nghề chuyên nghiệp và giáo dục đại học theo hướng hàn lâm nghiên cứu.

Nhiều cử nhân đại học, trên đại học cất bằng đi làm công nhân (ảnh minh họa)

2. Nguyên nhân thì có rất nhiều

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên kéo dài:

  • Định kiến về xã hội trọng bằng cấp đã ăn sâu vào suy nghĩ mọi người. Đặc thù nước là nước phong kiến theo Nho giáo, việc trọng học hành, khoa cử, bằng cấp không dễ dàng thay đổi trong thời gian ngắn.
  • Chương trình đào tạo của chúng ta chưa sát với thực tiễn và chậm thay đổi theo kịp thị trường lao động. Giáo dục những năm gần đây liên tục đổi mới, từ sách giáo khoa tới chương trình giảng dạy, nhưng hiệu quả còn nhiều tranh cãi.
  • Công tác định hướng nghề nghiệp, phân luồng giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế.

3. Cần một bước chuyển mạnh mẽ cho thị trường lao động

Hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải phân luồng giáo dục mạnh mẽ hơn có thể thành 2 bước.

  • Sau khi tốt nghiệp THCS, các em học lực tốt có nguyện vọng sẽ theo học lên THPT, còn lại  sẽ học nghề và các hình thức đào tạo khác.
  • Sau khi tốt nghiệp THPT chúng ta lại hướng các em có học lực tốt có nguyện vọng học tiếp cao đẳng, đại học theo hướng hàn lâm nghiên cứu, còn lại có thể chuyển hướng sang học nghề,…

Hơn hết, cần thay đổi tư duy, định kiến học nghề không chỉ dành cho có học lực yếu, không đỗ đạt. Chất lượng đào tạo liên thông từ học nghề lên đại học và đào tạo đại học tại chức bị coi nhẹ và thả lỏng, dẫn đến xã hội coi người tốt nghiệp ĐH liên thông, tại chức kém hơn người tốt nghiệp ĐH chính quy.

=====================================================

TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TỰ HÀO TIÊN PHONG TRONG HỆ ĐÀO TẠO SONG BẰNG (BẰNG THPT VÀ BẰNG TRUNG CẤP CHÍNH QUY) DÀNH CHO HỌC SINH TỐT NGHIỆP THCS.

  • KHÔNG THI TUYỂN ĐẦU VÀO
  • HỌC SINH ĐƯỢC TRỢ CẤP PHÍ HỌC NGHỀ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY TẠI ĐÂY

– Địa chỉ: 41 Đặng Trần Côn, P. Quốc Tử Giám, Q. Đống Đa, Hà Nội

– Tổng đài tuyển sinh: 0969 249 588/ 0966 241 466

– Facebook: www.facebook.com/heucollege

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *