Sinh viên CNTT mới ra trường làm tại Viettel thu nhập gần 23 triệu đồng/tháng

Theo Phó Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Thanh Nam, dù được giao việc khó, được thử thách để có thể sớm trưởng thành nhưng các sinh viên CNTT mới ra trường vào làm tại Viettel vẫn có thu nhập khoảng 1.000 USD/tháng (tương đương gần 23 triệu đồng/tháng – PV).

Ông Nguyễn Thanh Nam (ngoài cùng bên phải) cùng các diễn giả tham gia phiên thảo luận “Giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực ICT trình độ cao”.

Trao đổi tại phiên thảo luận chuyên đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực ICT trình độ cao” trong khuôn khổ tọa đàm “Phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao: Gắn kết cơ sở giáo dục đại học – doanh nghiệp” vừa được Bộ TT&TT và Bộ GD&ĐT tổ chức, ông Nguyễn Thanh Nam – Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, thời gian qua, Viettel được Bộ GD&ĐT giao nghiên cứu, cung cấp một số sản phẩm, giải pháp ứng dụng cho các nhà trường hỗ trợ tốt hơn cho công tác đào tạo. Nhờ quá trình đó, Viettel đã có cơ hội tiếp cận, hiểu hơn về nhu cầu của nhà trường, nhu cầu của sinh viên và từng bước đưa CNTT vào các hoạt động nghiên cứu, hoạt động đào tạo để giúp cho sinh viên có thể học tốt hơn.

Đề cập đến hoạt động cấp học bổng cho sinh viên các trường đại học, ông Nam cho hay, Viettel có cách làm hơi khác so với các doanh nghiệp. Mặc dù vẫn có những học bổng cho những sinh viên nghèo nỗ lực học tập, những sinh viên giỏi nhưng tập đoàn cũng có những chương trình học bổng chuyên sâu, tập trung vào những ngành chúng ta đang quan tâm, những chuyên ngành mới, chuyên ngành khó.

Đơn cử như, hiện nay hàng năm Viettel cấp 18 suất học bổng cho các sinh viên học chuyên ngành Toán học của trường Đại học Thăng Long; cấp 20 suất học bổng cho các sinh viên theo học chuyên ngành Hàng không Vũ trụ, Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội. “Đây là những chuyên ngành rất cần cho phát triển của Việt Nam trong tương lai nhưng hiện vẫn chưa có sự đầu tư lớn. Những chuyên ngành sâu như vậy, chúng tôi có những chương trình riêng biệt, cung cấp học bổng để khuyến khích các em sinh viên đi theo những lĩnh vực, ngành nghề mới”, ông Nam nhấn mạnh.

Vị Phó Tổng giám đốc Viettel cũng chia sẻ cách làm khác biệt mà tập đoàn đã triển khai trong thời gian qua để hỗ trợ các sinh viên CNTT trong quá trình học tập có thể gắn kết kiến thức được trang bị tại nhà trường với hoạt động thực tiễn. Viettel có chương trình tạo điều kiện cho sinh viên đến làm bán thời gian tại tập đoàn. Đặc biệt, thay cho việc các sinh viên đến để học, Viettel tổ chức đưa họ vào các nhóm đề tài, các công việc cụ thể và phân công người giỏi kèm cặp.

Ông Nam nhận định: “Quá trình đó giúp cho công việc của doanh nghiệp được tốt hơn, nhưng cái quan trọng là qua quá trình đó có thể giúp cho các sinh viên đưa được những kiến thức học trong trường vào các công việc cụ thể một cách nhanh nhất và “vỡ vạc” được các vấn đề thuộc lĩnh vực mà các em được đào tạo, nghiên cứu”.

Khẳng định quá trình các sinh viên vào thực tập tại Viettel chính là quá trình để họ trưởng thành, Phó Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Thanh Nam thông tin, trên thực tế, đã có những trường hợp sinh viên thực tập tại Viettel thành công rất sớm, như Đỗ Quang Thành – người có tên trong Top 100 cao thủ bảo mật thế giới được Microsoft công nhận năm 2018. Thành đã phát hiện ra lỗ hổng về đồ họa trong Windows khi còn là sinh viên Đại học Công nghệ và đang thực tập tại Viettel. Sau này, Đỗ Quang Thành cũng trở thành một trong những nhân viên của Công ty An ninh mạng Viettel, tham gia việc đảm bảo an toàn, an ninh cho hệ thống của nhiều bộ, ngành lớn.

Cũng trong thảo luận tại buổi tọa đàm, ông Nam cho biết, hiện nay Viettel là một trong những công ty Viễn thông – CNTT có tuổi đời bình quân khá cao, khoảng 35 tuổi, trong đó tuổi bình quân của nhân sự làm trong lĩnh vực CNT tại Viettel là 30. Thời Viettel sung sức nhất là khi tuổi bình quân của nhân viên trong tập đoàn là 25.

Cho biết Viettel có quá trình tiếp cận, thu nhập sinh viên từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, sau đó đưa các em vào tham gia quá trình hoạt động của doanh nghiệp và sử dụng họ một cách sớm nhất, ông Nam cũng nêu rõ: trong quá trình chuyển đổi từ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông sang doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ số, Viettel rất cần nguồn lực trẻ, nguồn lực mới để có sự thay thế, chuyển giao. Hiện nay mỗi năm Viettel có nhu cầu tuyển dụng khoảng 500 sinh viên trong lĩnh vực ICT.

Nhấn mạnh trong quá trình chuyển đổi sang doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số, Viettel rất cần nguồn lực trẻ, Phó TGĐ Viettel Nguyễn Thanh Nam cho biết, hiện nay mỗi năm Viettel có nhu cầu tuyển dụng khoảng 500 sinh viên trong lĩnh vực ICT.

Phân tích về những lợi ích của các sinh viên CNTT mới ra trường vào làm việc tại Viettel, ông Nguyễn Thanh Nam thẳng thắn chỉ rõ, vào làm tại Viettel họ sẽ có thu nhập ban đầu khá tốt. Mức thu nhập của sinh viên mới ra ra trường là khoảng 1.000 USD/tháng, trong khi thu nhập bình quân của nhân sự làm trong lĩnh vực này khoảng 1.500 – 2.000 USD/tháng.

“Điều quan trọng hơn là, khi sinh viên mới ra trường, họ mong muốn được thể hiện ngay, được đưa vào thực tế những khát vọng, hoài bão của họ ở trường. Thực tế ở một số đơn vị, nhất là đơn vị hành chính sự nghiệp thì thời gian đầu nhân viên học việc là… đi pha chè; còn tại Viettel, nhân viên mới cũng được giao việc, giao thử thách, giao việc mới, việc khó và có những bạn sau từ 1 – 3 năm trở thành chuyên gia, thành nhân sự quản lý. Thậm chí là, có những nhân viên mới chỉ sau 1 năm đã có thể xách balo đi 1 trong 10 nước Viettel đang đầu tư trên toàn cầu và có thể nhanh chóng trở thành một Trưởng phòng, 1 Giám đốc tỉnh. Đây là cơ hội rất tốt để cho những sinh viên có khát vọng, có hoài bão và mong được cống hiến có sân chơi để nhập cuộc được ngay”, ông Nam phân tích.

Đối với các trường đại học, đại diện lãnh đạo Viettel cam kết trong quá trình sử dụng các sinh viên, đặc biệt là trong lĩnh vực ICT, tập đoàn sẽ tiến hành đánh giá để xem quá trình các Học viện, trường Đại học đào tạo còn có những vấn đề gì cần điều chỉnh để có thể giúp cho sinh viên sau này ra trường làm việc tốt hơn.

“Chúng tôi sẽ có phản hồi, và giữ liên lạc thường xuyên với các trường đại học, các Học viện để làm sao quá trình gắn kết giữa đào tạo và doanh nghiệp – người sử dụng lao động tốn ít nguồn lực, ít thời gian nhất, để các em sinh viên có thể có việc làm, mang lại có giá trị lớn nhất cho doanh nghiệp và cho xã hội”, đại diện Viettel chia sẻ.

Học công nghệ thông tin- Đại Học Mở Hà Nội để đón đầu xu thế.

Học ngành Công nghệ thông tin sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, An toàn thông tin mạng ở các trường đại học có đào tạo ngành công nghệ thông tin trên toàn quốc. Phần kiến thức chuyên ngành sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông..

Chương trình học trực tuyến Đại Học Mở Hà Nội là sự lựa chọn hoàn hảo. Bạn chỉ cần dành thời gian 30 phút mỗi ngày để tham gia vào các bài giảng trực tuyến, đến các lớp học tập trung 1-2 tháng/ lần. Khi gặp những vấn đề khó khăn trong quá trình tiếp thu bài giảng, bạn cũng có thể nhận được sự trợ giúp từ đội ngũ cố vấn, trợ giảng nhiệt tình, giàu kinh nghiệm.

Hãy biến cuộc sống của mình trở nên thuận tiện hơn, hãy biến việc học trở nên đơn giản và hiệu quả hơn với ứng dụng thông minh của công nghệ. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *