Học sinh chọn bài thi khoa học xã hội ngày càng tăng

Thời điểm này các trường THPT đã cho học sinh thử chọn bài thi khoa học xã hội hoặc khoa học tự nhiên để đăng ký dự thi THPT quốc gia, đồng thời có cảnh báo về việc lựa chọn bài thi năm nay.

Học ban A vẫn chọn bài thi xã hội !

Ông Đàm Tiến Nam, Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), cho biết năm nay số lượng học sinh (HS) đăng ký chọn bài thi khoa học xã hội (KHXH) tiếp tục tăng và áp đảo so với số chọn bài thi khoa học tự nhiên (KHTN). Đáng chú ý, có một số HS dù học ban A (toán – lý – hóa) nhưng lại chọn bài thi KHXH để dự thi.
Các trường THPT có chất lượng đầu vào cao, HS chủ yếu là ban cơ bản A và D như Yên Hòa, Kim Liên, Việt Đức… nhưng số HS chọn bài thi KHXH cũng bằng hoặc nhỉnh hơn một chút so với bài thi KHTN.

thi khá bằng nhau, 6 lớp ban KHTN và 7 lớp ban KHXH”.
Tương tự, bà Vũ Thị Hậu, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) cho biết có khoảng 55% HS lớp 12 dự kiến sẽ chọn môn KHXH và một số nhỏ chọn cả 2 bài thi.

Tăng gấp 2 lần so với năm trước

Theo nhận định ban đầu của hầu hết ban giám hiệu các trường THPT tại TP.HCM, các HS tiếp tục có sự chuyển hướng chọn bài thi KHXH dẫn đến tỷ lệ chọn bài thi KHTN ngày một giảm.
Ông Đỗ Vũ Ngọc Trung, Hiệu phó Trường THPT Thủ Đức (Q.Thủ Đức, TP.HCM), thông tin năm nay trường có 430 HS chọn bài thi KHTN, 260 HS chọn bài thi KHXH. So sánh với năm học trước thì tỷ lệ HS chọn bài thi xã hội tăng khoảng 20%.

Tương tự, bà Võ Thị Bình Minh, Hiệu phó Trường THPT Hiệp Bình (Q.Thủ Đức), cho biết trường có 11 lớp 12 thì có 4 lớp HS có định hướng chọn bài thi KHXH. Theo bà Bình, số HS chọn bài thi KHXH ngày càng tăng bởi so với năm học trước, trường có 16 lớp thì chỉ có 3 lớp HS chọn bài thi KHXH. Nếu thống kê theo số lượng thì số HS lựa chọn bài thi KHXH năm nay tăng gấp 2 lần.
Ông Phạm Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú), cũng cho rằng xu hướng HS lựa chọn bài thi KHXH ngày một tăng và năm sau cao hơn năm trước. Ông Hùng dẫn chứng, vào đầu năm học 2017 – 2018, nhà trường tổ chức thăm dò nguyện vọng của HS để xây dựng kế hoạch giảng dạy thì HS lựa chọn bài thi KHTN và KHXH có tỷ lệ 3:1. Tuy nhiên, đến thời điểm tổng hợp hồ sơ đăng ký dự thi thì tỷ lệ này lại thay đổi gần như tương đương nhau. Điều đó cho thấy HS đang có sự dịch chuyển trong việc lựa chọn bài thi tự chọn.

Giải pháp an toàn, tăng cơ hội trúng tuyển ĐH

Lý giải cho xu hướng này, bà Bình Minh cho hay: “Nếu đem 2 bài thi ra để “cân đo đong đếm” thì bài thi xã hội có phần đơn giản, nhẹ nhàng hơn. Đồng thời, các tổ hợp xét tuyển vào ĐH ngày càng rộng hơn, có thêm các môn nằm trong bài thi KHXH”.
Ông Nguyễn Vân Yên, Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương (TP.HCM), cũng cho rằng: “Giờ đây các trường ĐH có nhiều tổ hợp môn xét tuyển, thậm chí thêm cả môn giáo dục công dân, do đó nhiều HS chọn bài thi KHXH để tăng cơ hội xét tuyển vào ĐH”.

Ông Yên còn dự đoán sau khi Bộ công bố tỷ lệ kết quả thi THPT chiếm 70% trong quá trình xét tốt nghiệp thay cho 50% như đã áp dụng trong những năm học trước thì sự thay đổi trong xu hướng lựa chọn bài thi sẽ càng rõ rệt. Theo đó, nếu HS có học lực từ khá trở lên gần như giữ ổn định thì việc thay đổi phần lớn xảy ra đối với HS có học lực trung bình trở xuống. Bởi nếu chọn bài thi KHTN, HS cần đảm bảo kiến thức cơ bản và nếu không cẩn thận dễ bị điểm liệt. Nếu chọn bài thi KHXH, đầu tiên các em có thể thoát liệt vì với những câu hỏi thuộc lĩnh vực xã hội, có thể đoán “mò” kết quả.
Năm 2018, khoảng 48% thí sinh đăng ký bài thi KHXH
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, kết thúc đợt đăng ký hồ sơ thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH-CĐ 2018, tổng số thí sinh đăng ký dự thi bài thi KHTN chiếm 37% (năm 2017 là 38%); khoảng 48% thí sinh đăng ký bài thi KHXH, 4% đăng ký cả 2 bài thi tổ hợp, còn lại 11% đăng ký dự thi các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp. So với năm 2017, tỷ lệ đăng ký chọn bài thi KHXH tăng khoảng 5% và tiếp tục nhỉnh hơn số lượng đăng ký xét tuyển tổ hợp môn KHTN.
Nguồn:thanhnien.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *