Học phí Y, Dược các ĐH chênh nhau vài chục triệu/năm, chất lượng khác ra sao?

GDVN- Mỗi trường đại học áp dụng mức học phí khác nhau trong năm học 2022-2023, vậy, điều kiện và chất lượng đào tạo sinh viên khối ngành sức khỏe liệu có giống nhau?

Bắt đầu từ năm học 2022-2023, nhiều trường đại học áp dụng việc tăng học phí, đặc biệt tăng mạnh ở khối ngành sức khỏe.

Cùng đào tạo khối ngành y dược, song, mỗi trường đại học lại dự kiến những mức học phí với tỉ lệ tăng so với năm học trước khác nhau. Vậy chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học này có khác nhau?

Để thấy được chất lượng đào tạo, có thể thông qua so sánh điều kiện đảm bảo chất lượng hằng năm và tỉ lệ sinh viên có việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp.

Học phí Y, Dược các ĐH chênh nhau vài chục triệu/năm, chất lượng khác ra sao? ảnh 1
So sánh điều kiện đảm bảo chất lượng và tỉ lệ sinh viên có việc làm các trường đại học đào tạo khối ngành sức khỏe. (Bảng thống kê dựa vào đề án tuyển sinh năm 2022 của các trường được công bố công khai)

Với Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, năm học 2022-2023, học phí dự kiến cụ thể của các ngành như sau:

Ngành Răng Hàm Mặt (77 triệu đồng/năm). Ngành Y khoa (74,8 triệu đồng/năm). Ngành Dược học (55 triệu đồng/năm). Ngành Y học dự phòng, Y học cổ truyền (41,8 triệu đồng/năm). Các ngành Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Y tế công cộng (37 triệu đồng/năm).

Theo Đề án tuyển sinh năm 2022 (văn bản số 888/ĐATS-ĐHYD ngày 22/6/2022), điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học tại Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô 11.284 người học, trong đó có 11.167 sinh viên đại học chính quy thuộc lĩnh vực sức khỏe (tính đến ngày 31/12/2021) như sau:

Thống kê số lượng, diện tích đất, diện tích sàn xây dựng, ký túc xá gồm: Tổng diện tích đất của trường (65.545,9m² – không bao gồm bệnh viện). Số chỗ ở ký túc xá của sinh viên (nếu có): 300. Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của trường tính trên một sinh viên chính quy là 3,4m²/sinh viên.

Cụ thể:

Học phí Y, Dược các ĐH chênh nhau vài chục triệu/năm, chất lượng khác ra sao? ảnh 2

Trường có tổng số 939 giảng viên cơ hữu.

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm:

Học phí Y, Dược các ĐH chênh nhau vài chục triệu/năm, chất lượng khác ra sao? ảnh 3

Với mức học phí thấp hơn, năm học 2022-2023, Trường Đại học Y dược Cần Thơ dự kiến các ngành Y khoa, Răng Hàm Mặt, Dược học (44,1 triệu đồng/năm). Ngành Y học cổ truyền, Y học dự phòng (39,2 triệu đồng/năm). Các ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học (34,3 triệu đồng/năm). Ngành Hộ sinh, Kỹ thuật hình ảnh y học, Y tế công cộng (29,4 triệu đồng/năm). Như vậy học phí bình quân các ngành là 36,75 triệu đồng/năm, (tăng 12,15 triệu đồng, tương đương gần 53% so với năm học trước). Những ngành có mức học phí cao nhất tăng so với năm học trước 19,5 triệu đồng (khoảng 79%).

Theo Đề án tuyển sinh năm 2022 (văn bản số 1221/ĐHYDCT ngày 22/6/2022), điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học tại Trường Đại học Y dược Cần Thơ với quy mô 9.321 người học, trong đó có 8.455 sinh viên đại học chính quy thuộc lĩnh vực sức khỏe (tính đến ngày 31/12/2021) như sau:

Thống kê số lượng, diện tích đất, diện tích sàn xây dựng, ký túc xá gồm: Tổng diện tích đất của trường (30,95 ha = 309.500m²). Số chỗ ở ký túc xá của sinh viên: 100 phòng. Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của trường tính trên một sinh viên chính quy là 3,10m²/sinh viên. Cụ thể:

Học phí Y, Dược các ĐH chênh nhau vài chục triệu/năm, chất lượng khác ra sao? ảnh 4

Tất cả hội trường và phòng học được trang bị cố định máy tính, máy chiếu/màn hình LCD phục vụ giảng dạy và học tập.

Trường có 15 phòng thực hành khoa học cơ bản, 15 phòng thực hành tiền lâm sàng và 102 phòng thí nghiệm, thực hành các môn cơ sở ngành các khoa Y, răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền, Dược, Điều dưỡng – Kỹ thuật y học, Y tế công cộng.

Tổng số lượng giảng viên cơ hữu trong toàn trường là 485 (trong đó, 29 giáo sư và phó giáo sư; 456 bác sĩ chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ).

Tình hình sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp:

Học phí Y, Dược các ĐH chênh nhau vài chục triệu/năm, chất lượng khác ra sao? ảnh 5

Học phí năm học 222-2023 tại Trường Đại học Y dược (Đại học Thái Nguyên) cụ thể như sau: Đối với các ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Hộ sinh, học phí là 1,85 triệu đồng/tháng (tương đương khoảng 18,5 triệu đồng/năm). Học phí đối với các ngành Y khoa, Y học dự phòng, Răng Hàm Mặt, Dược học là 2,45 triệu đồng/tháng (tương đương khoảng 24,5 triệu đồng/năm). So với năm học trước, ngành học phí cao nhất tăng khoảng 10,2 triệu đồng (tương đương khoảng 71%).

Theo Đề án tuyển sinh năm 2022, điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học tại Trường Đại học Y dược (Đại học Thái Nguyên) với quy mô 6.491 người học, trong đó có 5.903 sinh viên đại học chính quy thuộc lĩnh vực sức khỏe (tính đến ngày 31/12/2021) như sau:

Thống kê số lượng, diện tích đất, diện tích sàn xây dựng, ký túc xá gồm: Tổng diện tích đất của trường (10,8 ha = 108.000 m²). Số chỗ ở ký túc xá của sinh viên: 592 chỗ. Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của trường tính trên một sinh viên chính quy là 5,6m²/sinh viên. Cụ thể:

Trường có hệ thống các bệnh viện thực hành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình,…

Trường Đại học Y dược (Đại học Thái Nguyên) có tổng số 776 giảng viên cơ hữu đang giảng dạy khối ngành VI (sức khỏe).

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm:

Học phí Y, Dược các ĐH chênh nhau vài chục triệu/năm, chất lượng khác ra sao? ảnh 6

Tương tự mức học phí trên, năm nay, Trường Đại học Y Hà Nội cũng thu học phí theo các ngành, như sau: Các ngành Răng Hàm Mặt và khối ngành Y dược (gồm Y khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng) sẽ có mức học phí là 2,45 triệu đồng/tháng; khối ngành Sức khỏe (gồm Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Khúc xạ nhãn khoa, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Y tế công cộng) sẽ có học phí là 1,85 triệu đồng/tháng. So với năm học 2021-2022, một số ngành đào tạo tại trường có mức học phí cao nhất đã tăng lên 10,2 triệu đồng (tương đương khoảng 71%).

Học phí Y, Dược các ĐH chênh nhau vài chục triệu/năm, chất lượng khác ra sao? ảnh 7
Chương trình tham quan, trải nghiệm thực tế tại Trường Đại học Y Hà Nội. (Ảnh: Trường Đại học Y Hà Nội).

Theo Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2022 (văn bản số 1329/ĐA-ĐHYHN ngày 2/6/2022), ­đính kèm file công khai thông tin cơ sở vật chất Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020-2021 với quy mô đào tạo (tính đến thời điểm đó) là 6.017 sinh viên đại học chính quy khối ngành VI. Các số liệu được kê khai tính đến này 22/11/2021 cụ thể như sau:

Học phí Y, Dược các ĐH chênh nhau vài chục triệu/năm, chất lượng khác ra sao? ảnh 8
Học phí Y, Dược các ĐH chênh nhau vài chục triệu/năm, chất lượng khác ra sao? ảnh 9
Học phí Y, Dược các ĐH chênh nhau vài chục triệu/năm, chất lượng khác ra sao? ảnh 10

Tổng số giảng viên cơ hữu toàn trường có là 817, cụ thể:

Học phí Y, Dược các ĐH chênh nhau vài chục triệu/năm, chất lượng khác ra sao? ảnh 11

Tình hình sinh viên có việc làm sau 1 năm của Trường Đại học Y Hà Nội theo số liệu năm học 2020-2021 như sau:

Học phí Y, Dược các ĐH chênh nhau vài chục triệu/năm, chất lượng khác ra sao? ảnh 12

Đối với Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đơn giá học phí trong năm học 2022-2023 dự kiến sẽ tăng lên khoảng 5% so với năm trước. Theo đó, đối với các ngành Y khoa, Dược học, Răng – Hàm – Mặt, mức học phí cao nhất không vượt quá 44,368 triệu đồng/năm. Đối với các ngành Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Kỹ thuật Xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Khúc xạ Nhãn khoa, Y tế công cộng, mức học phí cao nhất không vượt 41 triệu đồng/năm.

Theo Đề án tuyển sinh năm 2022 (văn bản số 2702/ĐA-TĐHYTPNT ngày 22/4/2022), điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch với quy mô 7.534 sinh viên đại học chính quy thuộc khối ngành VI.

Thống kê diện tích đất, diện tích sàn xây dựng, ký túc xá:

Tổng diện tích đất của trường: 147.491,6m². Bao gồm: Khu hiện hữu (20.391,6m²) + đất dự án (126.600m²).

Tổng diện tích sàn xây dựng của trường: 36.518,88m². Bao gồm: Diện tích khu A1 (3 tầng) là 4.613,4m². Diện tích khu A2 (7 tầng) là 13.300m². Diện tích khu A3 (6 tầng, 1 tầng hầm, 1 tầng KT) là 3.715,5m². Diện tích khu B là 3.112,088m². Diện tích khu C (9 tầng, 2 tầng hầm, 1 tầng KT) là 11.777,892m².

Trong đó: Tổng diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường là 29.654,9m², cụ thể theo bảng:

Học phí Y, Dược các ĐH chênh nhau vài chục triệu/năm, chất lượng khác ra sao? ảnh 13
Học phí Y, Dược các ĐH chênh nhau vài chục triệu/năm, chất lượng khác ra sao? ảnh 14

Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của trường tính trên một sinh viên chính quy là 4,0m²/sinh viên.

Số chỗ ký túc xá: Không.

Toàn trường có 521 giảng viên cơ hữu.

Tỉ lệ sinh viên có việc làm (theo thống kê hai khóa tốt nghiệp gần nhất) của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là 100%. Số liệu cụ thể:

Học phí Y, Dược các ĐH chênh nhau vài chục triệu/năm, chất lượng khác ra sao? ảnh 15

Từ những số liệu trên, có thể phần nào hình dung chất lượng đào tạo khối ngành sức khoẻ tại một số trường đại học khác nhau.

nguồn : giáo dục24h

=====================================================

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *