CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH HỌC PHẦN NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH

HỌC PHẦN NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Nằm trong kế hoạch đào tạo chuyên ngành Hướng dẫn du lịch. Trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế đối ngoại tổ chức cho sinh viên lớp Hướng dẫn du lịch K17 – Tây Sơn thực hành thuyết minh ở các điểm du lịch tại Hà Nội theo kế hoạch giảng dạy của Giảng viên chuyên môn.

  1. Địa điểm thực hành:
  • Địa điểm 1: Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội
  • Địa điểm 2: Khu di tích Hồ Chí Minh tại Quảng Trường Ba Đình
  1. Thời gian thực hành
  • Đợt 1: Ngày 18 tháng 04 năm 2019
  • Đợt 2: Ngày 25 tháng 04 năm 2019

Kết thúc hai đợt thực hành, sinh viên cơ bản đã thao tác được những kỹ năng cơ bản của môn học và ngành nghề đòi hỏi.

Về các kỹ năng:

  1. Kỹ năng tập trung đoàn tại điểm thuyết minh
  2. Kỹ năng tổ chức thuyết minh tại điểm
  3. Kỹ năng thuyết minh và dẫn dắt vấn đề tại điểm di tích.
  4. Từng bước xử lý được kỹ thuật ngôn ngữ nói, âm lượng, giọng điệu và biểu cảm khuôn mặt qua ngôn từ lời thuyết minh.

Đây là bước đầu cho sinh viên thực hành làm quen với công việc của Hướng dẫn viên và áp dụng kiến thức của các chương 1,2,3 của môn Nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch cùng với việc vận dụng  kiến thức các môn học về Hệ thống di tích lịch sử văn hóa Việt Nam, Tiến trình lịch sử Việt Nam; Văn hóa Việt Nam…..

Sau hai đợt thực hành này, sinh viên trở lại học tiếp lý thuyết chương 3 và chương 4 về lý thuyết hướng dẫn và xử lý các tình huống trong du lịch sau đó sinh viên sẽ tiếp tục thực hành tại Chùa Trấn Quốc Hà Nộichương trình thực tế chuyên môn 1: Hà Nội – Sa Pa – Hà Nội (chương trình thực tế chuyên môn 1 diễn ra trong 02 ngày) chương trình thực tế này giúp sinh viên hình thành các kỹ năng:

  1. Kỹ năng xây dựng chương trình và tổ chức chương trình du lịch;
  2. Kỹ năng thuyết minh, hướng dẫn khách tham quan du lịch;
  3. Kỹ năng tổ chức các chương trình hoạt náo trên xe du lịchl
  4. Kỹ năng tổ chức lưu trú khách sạn cho khách du lịch;
  5. Kỹ năng tổ chức ăn – uống cho khách du lịch;
  6. Khảo sát tuyến du lịch Hà Nội – Sa Pa: cung đường đi; lộ trình tham quan; thời gian tham quan; khoảng cách đây là tiền đề cho việc thực hiện chương trình tương tự khác cho học sinh.
  7. Tìm hiểu văn hóa tộc người Hmông, Dao – là hai trong nhiều tộc người sinh sống ở Sa Pa và là nhóm tộc người chủ thể của văn hóa Sa Pa.

Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động thực hành tại điểm di tích: Văn Miếu – Quốc tử giám và Khu di tích Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình mà lớp đã thực hiện

      1.Hình ảnh thực hành tại Văn Miếu – Quốc tử giám

  1. Hình ảnh thực hành tại Khu di tích Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình
    2.1 Nghe thuyết minh về Bảo tàng Hồ Chí Minh
    2.2 Thực hành tại khu di tích Hồ Chí Minh

Nội dung và ảnh: ThS. Dương Văn Chăm – Giảng viên học phần Nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *